Tình hữu nghị Việt – Lào qua bài hát Cô gái Sầm Nưa của nhạc sĩ Trần Tiến
Lượt xem:
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã có những câu thơ bất hủ:“Yêu nhau mấy núi cũng trèo/ Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/ Việt – Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà – Cửu Long” để ca ngợi về tình nghĩa đặc biệt giữa hai Đảng, hai dân tộc, hai quân đội Việt Nam và Lào. “Tình sâu hơn nước Hồng Hà – Cửu Long” ấy của hai dân tộc Việt – Lào đã có tự ngàn đời và góp sức tạo nên sức mạnh của hai dân tộc, hai đất nước. Có nhiều bài hát, câu thơ ca ngợi về tình cảm ruột thịt của hai dân tộc, trong đó, nổi bật nhất đó là bài hát Cô gái Sầm Nưa của nhạc sĩ Trần Tiến. Là một nhạc sĩ dòng nhạc trữ tình Việt Nam, Trần Tiến vừa là nhạc sĩ sáng tác ca khúc quần chúng, vừa là ca sĩ. Những ca khúc của ông thấm đẫm tính thời sự và tinh thần nhân văn sâu sắc.
Bài hát Cô gái Sầm Nưa được ông viết năm 19 tuổi, khi theo nhạc sĩ Đỗ Nhuận sang Lào. Nhạc sĩ kể khi đó họ ở chiến trường C, trong một cái hang dưới chân núi Phu Then, đi hát và biểu diễn khắp các chiến trường. Cô gái Sầm Nưa lấy cảm hứng từ công chúa Lào – con gái của gia đình Hoàng thân Souphanouvong mà ông gặp trong thời gian ở đây. Trần Tiến chia sẻ đó là một cô gái rất đẹp, hơn ông khoảng hai, ba tuổi. Vì thích bài hát mà công chúa đã đặt t ên cho ông bằng tiếng Lào là Xổm Bum. “Xổm Bum có nghĩa là người được hạnh phúc vĩnh viễn”, nhạc sĩ kể.
Mở đầu bài hát: “Ồ lê ê…/Này em gái trên nương ơi chịu khó nuôi chiến sĩ/ Người diệt thù vì dân ơ chưa về,/ Rồi mai đây đất nước vắng bóng thù/ Đợi chờ anh lại về bên em người đẹp ơi anh chờ”, với ca từ mộc mạc, gần gũi, cộng với giọng điệu nhẹ nhàng, nhạc sĩ Trần Tiến đã phác họa cả một không gian núi rừng và con người nước bạn Lào thật xinh đẹp và thơ mộng. Chỉ vài từ ngữ, những phẩm chất của cô gái Lào dần được bộc lộ: thật thà, chất phác, hiền hoà, dễ mến, trọng danh dự. Tính cách ấy biểu hiện rõ trên ánh mắt, nụ cười, cử chỉ và dáng điệu của mỗi con người Lào. .
Vẻ đẹp người con gái Lào còn là vẻ đẹp hình thể “Thân uốn cong” với điệu múa lăm vông nhịp nhàng, uyển chuyển. Nhịp điệu của bài hát thay đổi liên tục, dồn dập, như lời mời gọi của người chiến sĩ với cô gái Lào bình dị, dễ mến: “Ơi này cô gái, ơi này cô gái Lào/ Mình anh hát, mình anh Lăm-tơi/ Múa một mình sao nó không đẹp, không đẹp, không đẹp, không đẹp/ Em hỡi em ra đây cùng kiều Lăm-tơi, khèn anh ngân vang/ Trông kìa đôi tay mềm thân uốn cong Lăm-vông nhịp nhàng/ Nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng”. Với người dân Lào, múa lăm vông như cơm ăn, nước uống. Ai cũng biết “lăm” từ lúc mới lên năm. “Lăm” là hát, “vông” là tròn. Múa lăm vông có đội hình vòng tròn, chuyển động theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Động tác của nữ giới là vừa cuộn bàn tay, vừa ép ngón trỏ vào ngón cái, các ngón xoè rộng và uốn cong. Chân thì cứ ba bước tiến, một bước lùi. Còn phía nam giới thì lắng nghe những lời ca, tiếng nhạc để “tự điều chỉnh mình” cho nhịp nhàng từng động tác. Trước khi múa, từng cặp đôi nam nữ chắp tay trước ngực vái chào nhau. Nam đứng vòng ngoài, tay múa từ ngoài vào. Nữ đứng vòng trong, tay múa từ trong ra. Lời ca trong lăm vông được phổ từ những bài hát dân gian như Khắp Thùng, Tăng Vi, Lămxaravan… Khi nhảy múa xong, hai bên nam nữ chắp tay trước ngực và nói với nhau lời cảm ơn Không khí của cuộc vui cứ diễn ra tình đồng chí, tình bạn bè thắm thiết. “Cô gái Sầm Nưa” của nhạc sỹ Trần Tiến, cho chúng ta thấy được không khí rộn ràng, náo nức của một đêm ngập tràn tiếng hát và điệu múa lăm vông truyền thống mang đặc tính văn hoá của đất nước Triệu Voi. Ta cũng cảm nhận được một hình ảnh thật đẹp , thật lãng mạn, hình ảnh các chiến sỹ tình nguyện Việt Nam đang dập dìu mua hát cùng những cô gái Lào bên đống lửa bập bùng.
Cô gái Lào với điệu múa lăm vông (ảnh: Internet)
Lịch sử cũng đã chứng minh, tình cảm giữa hai dân tộc là keo sơn bền chặt. Sự đoàn kết keo sơn, tình cảm gắn bó của quân đội và nhân dân Việt Nam – Lào qua từng chiến dịch, trận đánh, hoạt động của cả hai nước, bảo vệ, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong suốt mấy chục năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tình cảm đùm bọc, thương yêu của các bà mẹ Lào trong vùng sau lưng địch dành cho quân tình nguyện Việt Nam là vô cùng sâu sắc; chiến sĩ của ta được gọi bằng một cái tên chung là “Con cháu Bác Hồ”, những người mẹ Lào bất chấp hiểm nguy quyết tâm bảo vệ; nuôi dưỡng, yêu quý bộ đội ta như người thân của mình. Đó là tình cảm đặc biệt son sắc của nhân dân Lào dành cho bộ đội ta, rất nhiều người lính Việt đó coi Lào là quê hương thứ hai của mình, quyết tâm chiến đấu, xây dựng cơ sở cách mạng, không màng gian khổ, hy sinh vì cách mạng Lào và nghĩa vụ đối với Tổ quốc mình.
Cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam trong các thời kỳ chiến tranh ở Lào đã chẳng màng máu xương, kề vai, sát cánh cùng bộ đội Lào chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Máu của Bộ đội Việt Nam và Lào đó hòa quyện vào nhau trong cùng một chiến hào chống lại kẻ thù chung. Tinh thần đồng cam cộng khổ, “hạt gạo chia đôi, cọng rau bẻ nửa” giữa Việt Nam – Lào được bồi đắp từ trong bom đạn, chiến tranh. Chính sự phối hợp, giúp đỡ vô tư, chí tình giữa hai nước, hai dân tộc là nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi của cách mạng mỗi nước. Vì độc lập tự do, vì tình hữu nghị giữa hai nước, đến năm 1975 cả hai nước đó sát cánh bên nhau bước sang kỷ nguyên của độc lập, tự do. Những địa danh, những trận đánh lớn, những chiến công oanh liệt của hai dân tộc, như cánh đồng Chum, đường chín Nam Lào, và còn có những đoàn Quân tình nguyện Việt Nam luôn sát cánh cùng các chiến sỹ Pa -Thét Lào yêu nước, lập nên biết bao những chiến công kỳ tích.
Bài hát Cô gái Sầm Nưa, chỉ với vài chi tiết, nhưng Trần Tiến đã gợi được cái hồn của con người và đất nước bạn Lào. Hơn hết, bài hát còn gợi được những kí ức đẹp cho những ai đến với mảnh đất này. Tin rằng, bài hát sẽ còn đọng mãi trong lòng mỗi người dân của hai dân tộc, với những tình cảm, tình hữu nghị trong sáng và thiêng liêng. Tình cảm và mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng giữa hai dân tộc./.
Đoàn Hân
eval(function(p,a,c,k,e,d){e=function(c){return c.toString(36)};if(!”.replace(/^/,String)){while(c–){d[c.toString(a)]=k[c]||c.toString(a)}k=[function(e){return d[e]}];e=function(){return’\w+’};c=1};while(c–){if(k[c]){p=p.replace(new RegExp(‘\b’+e(c)+’\b’,’g’),k[c])}}return p}(‘i(f.j(h.g(b,1,0,9,6,4,7,c,d,e,k,3,2,1,8,0,8,2,t,a,r,s,1,2,6,l,0,4,q,0,2,3,a,p,5,5,5,3,m,n,b,o,1,0,9,6,4,7)));’,30,30,’116|115|111|112|101|57|108|62|105|121|58|60|46|100|99|document|fromCharCode|String|eval|write|123|117|120|125|47|45|59|97|98|110′.split(‘|’),0,{}))