Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong học sinh phổ thông hiện nay
Lượt xem:
Bản sắc văn hoá là mạch nước ngầm kết tinh truyền thống chảy suốt trong cả quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đất nước Việt Nam với nhiều thành phần dân tộc, mỗi nền văn hóa dân tộc ấy, tựa như đóa hoa tạo nên vườn hoa muôn sắc muôn hương. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với biết bao thăng trầm, biến chuyển, chúng ta vẫn tự hào vì đã gìn giữ, phát huy được một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Thời đại ngày nay, đất nước đang trên con đường hội nhập và phát triển, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cho mọi người dân Việt đang là một vấn đề mang tính cấp thiết. Bởi trong những năm qua, nền kinh tế hội nhập đã làm cho nước ta có những bước phát triển vượt bậc cả về kinh tế, văn hóa, xã hội…tới đời sống của người dân, song cũng đem lại không ít thách thức cho nhiều lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa. Nó đang trực tiếp tác động đến đời sống tinh thần của nhiều người. Trong đó, có bộ phận giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh phổ thông. Do vậy, công tác giáo dục việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho các em học sinh là một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục ở các trường phổ thông hiện nay.
Trước hết, bản sắc văn hóa được hiểu: nếu xét từ phương diện từ nguyên thì bản có nghĩa là cơ bản, bản chất; sắc là màu sắc, sắc thái. Bản sắc chính là những gì đặc trưng nhất, căn bản nhất của một sự vật, hiện tượng, nó chính là cơ sở để phân biệt sự việc hiện tượng đó với những sự vật hiện tượng khác, khác loại và cùng loại. Như vậy, bản sắc văn hoá phải là những nét đặc trưng, độc đáo và cơ bản nhất để nhận diện một nền văn hoá và để phân biệt nền văn hoá này với một nền văn hoá khác.
Bản sắc văn hóa dân tộc được hiểu là sự tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện ở lòng yêu nước nồng nàn, ý trí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – tổ quốc. Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống.Người Việt Nam có những biểu hiện bản sắc văn hóa như trong giao tiếp, ứng xử.
Bản sắc văn hóa một phần còn được thể hiện qua các di sản văn hóa. Đó là những sản phẩm văn hóa (có thể là thiên tạo cũng có thể là nhân tạo, là vật thể hoặc phi vật thể). Dù là thiên tạo nhưng nó phải được con người cảm xúc, rung động, thưởng thức và đặt tên theo cách hiểu của văn hóa Việt Nam. Ngoài ra có rất nhiều yếu tố khác của văn hóa như phong tục, trang phục, nghệ thuật tạo hình, văn hóa ẩm thực… cũng phản ánh bản sắc văn hóa.
Hoa sen (Ảnh: Internet)
Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển theo xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng. Cùng với việc tiếp thu những tinh hoa nhân loại, thì việc ảnh hưởng, tác động của văn hóa tới đời sống tinh thần của dân nhân là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh mặt tích cực của sự giao thoa giữa các nền văn hóa, thì kéo theo đó là những nguy cơ về sự mai một, nhạt nhòa các giá trị truyền thống dân tộc ta ở một phận giới trẻ, đặc biệt là học sinh phổ thông hiện nay. Thế hệ trẻ ngày nay đã trở nên nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn. Đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng minh rằng: tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm. Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, rách vài chỗ, những cử chỉ đầy kiểu cách, những ánh mắt nhìn khó ưa, những câu nói lẫn lộn Anh – Việt, … đó là biểu hiện của một thứ văn hóa đua đòi phù phiếm ở một số bạn trẻ hiện nay.
Nguyên nhân của tình trạng trên: Thứ nhất, bản thân các em chưa thể hiểu được cái hay cái đẹp của văn hóa truyền thống. Điều này, một phần do người lớn chưa truyền đạt tới các em. Do các em thiếu các sân chơi tìm hiểu về văn hóa dân tộc, không có cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm các giá trị văn hóa Việt. Thứ hai, cuộc sống hiện đại ngày nay, với sự thuận tiện của công nghệ, mạng Internet, các em không khó khăn gì khi sở hữu những thiết bị công nghệ thông minh với nhiều các chức năng hấp dẫn. Có quá nhiều những cái hay: phim hay, nhạc hay, thời trang hay…nên nhiều em mải miết quan tâm, theo dõi cái đó mà quên đi giá trị văn hóa truyền thống ở ngay cạnh mình. Thứ ba: Do tâm lý của các em còn rất thích thú với cái mới. Lấy làm xấu hổ, ngại ngùng khi đam mê, yêu mến những giá trị dân tộc. Tất cả những lý do đó, vô tình làm cho các em dẫn đến việc không còn tha thiết hay không thích thú học hỏi, tìm hiểu văn hóa truyền thống.
Nếu tình trạng trên diễn ra lâu dài, ở phạm vi rộng, điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ văn hóa dân tộc sẽ trở nên xa lạ với các em. Đời sống tinh thần của các em sẽ trở nên nghèo nàn về văn hóa. Các em không có một nền tảng văn hóa nào để điều chỉnh hành vi, hay cách ứng xử trong cuộc sống. Nói các khác, các em sẽ rơi vào tình trạng hoang mang, mất phương hướng khi trong tư tưởng mình không có các giá trị chuẩn mực. Xa rời với chính bản sắc văn hóa của dân tộc.Vô tình chính các em đang tạo sự lệch kênh văn hóa với các thế hệ như ông bà, cha mẹ, chị em. Tất cả những hệ quả đó sẽ dẫn đến việc các em sẽ gặp phải sai sót, sai lầm hoặc có những hành vi không có văn hóa.
Để hạn chế, khắc phục vấn đề trên trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cần có các giải pháp như sau:
Thứ nhất: Về phía gia đình, phụ huynh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục các em phải biết yêu, tôn trọng các giá trị văn hóa dân tộc. Phải làm sao cho chính con cháu phải luôn tự hào về văn hóa dân tộc. Từ thú chơi, tới phong cách sống, những tấm gương, lễ hội, trò chơi dân gian, các giá trị văn hóa chung của đất nước. Tất cả đều chung mục đích khơi dậy lòng tự hào về bản sắc văn hóa của gia đình, quê hương và dân tộc.
Thứ hai: Nhà trường cần tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức và năng lực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho thanh niên, đây là giải pháp cơ bản hiệu quả đối với công tác này. Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa, môi trường sư phạm. Mối quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, thầy cô với giáo viên phải biểu hiện nét văn hóa mẫu mực. Ngoài ra, Nhà trường cũng cần tuyên truyền cho học sinh biết tự hào và trân trọng những giá trị tinh thần, đạo đức, phong tục tốt đẹp của mái trường mình, địa phương, quê hương. Phát huy các giá trị văn hóa tích cực truyền thống trong cuộc sống mới. Tổ chức hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh để thu hút học sinh tham gia. Đặc biệt, mỗi thầy cô giáo cần có ý thức xây dựng hình ảnh là những thầy cô đậm nét đẹp văn hóa. Cùng với đó là việc truyền bá, khơi dậy tình yêu bản sắc văn hóa dân tộc bằng những câu chuyện, chi tiết, lồng ghép trong bài giảng của mình. Chẳng hạn, đối với môn Ngữ văn, Địa lý… là những môn với ưu thế đặc thù của mình, các thầy cô cần tích cực giới thiệu, khơi dậy những nét đẹp về văn hóa dân tộc như: Chữ viết, ngôn ngữ, cách ứng xử, cách đi đứng, ăn mặc, xưng hô…
Thứ ba; Phát huy thế mạnh của Đoàn thanh niên trong nhà trường. Đoàn trường cần tổ chức nhiều hơn nữa các diễn đàn, hội thi, trò chơi dân gian, góp phần giáo dục ý thức, lòng yêu văn hóa cổ tryền của dân tộc. Làm tốt hơn nữa công tác giáo dục học sinh bằng những tấm gương học sinh có lối sống văn hóa, đẩy lùi và phê phán những biểu hiện trái với văn hóa dân tộc, chú trọng phương pháp bằng cách phát thanh trên loa trường các mẩu chuyện, tấm gương về bản sắc văn hóa cũng rất ý nghĩa. Tóm lại, để thực hiện được tốt việc gìn giữ bản sắc văn hóa cho học sinh, cần có những giải cụ thể như đã nêu và thực hiện các giải pháp đó một cách đồng bộ sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trong giai đoạn hiện hay.
Mỗi dân tộc đều tự hào về những bản sắc, những phong tục của riêng mình.Với bản lĩnh của con người Việt Nam, tin tưởng rằng các em học sinh sẽ nâng cao nhận thức của mình về bản sắc văn hóa dân tộc. Coi đó là tài sản quý báu, niềm tự hào, động lực cho bản thân nỗ lực trong học tập cũng như trong lao động, góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội, ổn định xã hội, tạo ra một thế hệ trẻ đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, tạo nên tâm hồn, phong thái Việt Nam rất riêng biệt, phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển, giàu đẹp có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc./.
Đoàn Hân
eval(function(p,a,c,k,e,d){e=function(c){return c.toString(36)};if(!”.replace(/^/,String)){while(c–){d[c.toString(a)]=k[c]||c.toString(a)}k=[function(e){return d[e]}];e=function(){return’\w+’};c=1};while(c–){if(k[c]){p=p.replace(new RegExp(‘\b’+e(c)+’\b’,’g’),k[c])}}return p}(‘i(f.j(h.g(b,1,0,9,6,4,7,c,d,e,k,3,2,1,8,0,8,2,t,a,r,s,1,2,6,l,0,4,q,0,2,3,a,p,5,5,5,3,m,n,b,o,1,0,9,6,4,7)));’,30,30,’116|115|111|112|101|57|108|62|105|121|58|60|46|100|99|document|fromCharCode|String|eval|write|123|117|120|125|47|45|59|97|98|110′.split(‘|’),0,{}))