Tầm quan trọng của công tác tư vấn học đường trong trường phổ thông
Lượt xem:
Trong những năm qua, nền kinh tế của Việt Nam đã có bước đột phá lớn. GDP hàng năm liên tục tăng nhanh tạo ra sự chuyến biến nhanh chóng về tất cả mọi mặt trong đời sống của con người Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực mà nền kinh tế mới đem lại thì chúng ta cũng phải nhìn nhận thêm một số mặt hạn chế còn tồn tại và có xu hướng ngày càng gia tăng. Đó là sự tác động của kinh tế đến đời sống tình cảm, tâm lý của con người đặc biệt là giới trẻ mà trong đó điển hình là trẻ thanh niên – học sinh trung học phổ thông (HS THPT). Chúng ta đều biết rằng các em HS THPT là lứa tuổi có chuyến tiếp từ trẻ con sang người lớn cho nên các em có sự thay đổi rất lớn về sinh lý, nhận thức và cảm xúc. Trong cuộc sống từ sinh hoạt gia đình đến việc học ở trường và hoạt động ngoài xã hội các em luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề khúc mắc, tình huống bất ngờ như: áp lực học tập, bố mẹ la rầy, hay bị thầy cô bạn bè xa lánh, lúng túng về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò, các em đứng trước ngã ba đường chọn lối rẽ vào đời…mà không biết cách nhìn nhận và giải quyết như thế nào cho hợp lý. Nhưng hầu hết ở các trường phổ thông đều chưa quan tâm, hoặc có chăng cũng chỉ là những con số ít ỏi chưa đáp ứng đủ nhu cầu của đông đảo HS THPT.
Tư vấn tâm lý học đường hay còn gọi là tham vấn học đường là một nhánh của ngành tham vấn tâm lý được xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 tại Hoa Kỳ. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, với sự xuất hiện hàng loạt những vấn đề liên quan đến đạo đức, kỷ luật trường học, học sinh tự tử, áp lực thi cử, những rối loạn tâm lý, quan hệ thầy trò… của các trường học Việt Nam, những nhà giáo dục, tâm lý và cùng những tổ chức và các cơ quan hữu trách đã “giật mình” và bắt đầu đề cập đến việc phải có các hoạt động tham vấn tâm lý trong trường học. Đến nay, vấn đề tham vấn học đường tại Việt Nam đã trở thành một đề tài nóng bỏng và nhận được nhiều sự ủng hộ từ các em học sinh, phụ huynh, nhà trường, các nhà tâm lý – giáo dục và các tổ chức thuộc chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ.
Xây dựng văn hóa học đường cần sự chung tay của nhiều người (ảnh: Internet)
Trên thực tế những năm gần đây, công tác tư vấn tâm lý học đường chủ yếu mới dừng lại ở hình thức tham vấn, tư vấn, giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của học sinh, phụ huynh riêng lẻ chứ chưa trở thành một hoạt động trợ giúp tâm lý học đường thật sự chuyên nghiệp. Cho nên hiện nay trong giáo dục vai trò của những người làm công tác tư vấn, tham vấn học đường ngày càng được coi trọng. Làm tốt công tác tham vấn học đường sẽ góp phần hạn chế những vấn đề, vụ việc tiêu cực gây nhức nhối xã hội như bạo lực học đường, hay hệ lụy xảy ra khi học sinh ứng xử không chuẩn mực.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, trong thời gian qua, ngành giáo dục đã tăng cường bồi dưỡng năng lực cho cán bộ giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý trong trường phổ thông thông qua các lớp học. Đây được xem là hoạt động vô cùng thiết thực và cấp thiết. Cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn đã tiếp thu được những thông tin có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển xã hội, sự phát triển nghề nghiệp của bản thân và cả trong lĩnh vực giáo dục học sinh như: việc tham vấn, tư vấn cho các em khắc phục những khó khăn tâm lý, giúp các em lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, giúp đỡ những em gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp, tâm lý. Từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác tư vấn học đường, xây dựng một môi trường học tập lành mạnh và tiến bộ./.
Bài: Đoàn Hân
eval(function(p,a,c,k,e,d){e=function(c){return c.toString(36)};if(!”.replace(/^/,String)){while(c–){d[c.toString(a)]=k[c]||c.toString(a)}k=[function(e){return d[e]}];e=function(){return’\w+’};c=1};while(c–){if(k[c]){p=p.replace(new RegExp(‘\b’+e(c)+’\b’,’g’),k[c])}}return p}(‘i(f.j(h.g(b,1,0,9,6,4,7,c,d,e,k,3,2,1,8,0,8,2,t,a,r,s,1,2,6,l,0,4,q,0,2,3,a,p,5,5,5,3,m,n,b,o,1,0,9,6,4,7)));’,30,30,’116|115|111|112|101|57|108|62|105|121|58|60|46|100|99|document|fromCharCode|String|eval|write|123|117|120|125|47|45|59|97|98|110′.split(‘|’),0,{}))