Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Lượt xem:

Đọc bài viết

Tiếng Việt giàu và đẹp. Điều đó đúng, ai cũng thừa nhận như vậy. Chả thế xưa cụ Nguyễn Du chỉ cần buông một câu cũng làm rung động triệu trái tim hàng trăm năm sau đó. Vậy mà, một thực tế đáng buồn hiện nay đó là tình trạng viết chữ xấu, và lối láy vần vô hồn, tối nghĩa của không ít học sinh.

giuginsutrongsangcuatv

Ảnh: nguồn internet

Trong giới học đường lâu nay thường xuất hiện những cụm từ như: Nhỏ như con thỏ; ăn cướp trên giàn mướp; buồn như con chuồn chuồn, thậm chí có những “thành ngữ” vô cùng sáo rỗng và vô nghĩa như: Xinh như con tinh tinh; nhí nha nhí nhảnh như con chó cảnh; Nhục như con trùng trục….Bên cạnh đó ngôn ngữ hàng ngày của các em thì sao? Thôi rồi! Đủ các ngôn từ vay mượn và lối nói ngoại lai nào là: Hic hic, Oh-gie, wao, đai…mang đậm màu sắc chát chít. Chuyện này diễn ra thường tình và có vẻ như vô thưởng vô phạt đối với mọi người. Song, theo tôi nghĩ đó là một lối dùng từ tuỳ tiện theo phương thức láy vần vô nghĩa làm vẩn đục ngôn từ. Đôi khi, trên phim ảnh ta cũng nghe một vài đoạn hội thoại có sử dụng những dạng láy vần kiểu trên. Thậm chí có đoạn quảng cáo làm trẻ em vô tình tập nói ngọng theo. Điều này không những không có tác dụng giáo dục, ngược lại nó lại là phương tiện “tuyên truyền”, “khuyến khích” cho việc dùng từ tối nghĩa của một số em học sinh.

Là giáo viên Ngữ văn, do vậy tôi thường xuyên phải đọc các bài tự luận. Không hiểu các môn khác các em trình bày chữ nghĩa thế nào. Nhưng tôi thấy, có không ít em viết chữ rất xấu. Đọc nhiều bài kiểm tra của các em viết chữ rất cẩu thả, không ít ký tự lạ, viết tắt, sử dụng theo kiểu số hoá. Nhìn chữ viết loằng ngoằng, nói đùa tôi lại liên tưởng tới đám rau muống dưới quê. Đấy là chưa kể nhiều em còn ráp chữ Việt với trong tiếng Anh thành một ký tự riêng kiểu như: “Các you (các bạn), nhà thơ born in (nhà thơ sinh ở)”….Có lẽ vì vậy, mà ở Trung Quốc họ gọi là chữ sao Hoả (vì chỉ có người trên sao Hoả mới đọc được!)

Nguyên nhân của thực tế này là do đâu? Có thể một phần là do lối nói, dùng từ chủ quan của các em, một phần do sự dạy dỗ thiếu cặn kẽ của thầy, cô và một phần nữa là thiếu sự uốn nắn của phụ huynh. Hay là, do lâu nay thói quen dùng nhiều máy vi tính, internet, chát,… mà đã làm “chai hoá” khả năng linh hoạt ngôn từ và đôi tay viết nắn nót của các em. Có lần, tôi đến chơi nhà một anh bạn. Con anh còn bé. Chẳng hiểu anh này muốn cho con mình “theo nghiệp” khối A hay sao mà bắt con tập viết toàn số từ 1 đến 10. Tôi hỏi anh, tại sao không dạy con rèn chữ cái trước mà lại đi tập viết số. Anh đáp: “Học viết số cái đã, mai này rèn chữ cũng chưa muộn, quan trọng gì mấy cái chữ cái!”. Tôi buồn, cái buồn của người biết tự trọng. Khi còn đi học tôi đã thấy không ít thầy cô viết chữ trên bảng cẩu thả. Lối dùng từ thì mơ hồ, rối hoá vấn đề, giọng nói mang nặng phương ngữ.

Người ta thường nói nét chữ-nét người, việc viết chữ chuẩn, đẹp và dùng từ trong sáng, thiết tưởng là điều học sinh nên rèn luyện và xã hội cần quan tâm. Đây cũng là điều góp phần hình thành lòng tự tôn dân tộc, ý thức tự hào và sự gìn giữ sự trong sáng tiếng Việt của các em.

Đoàn Văn Hân

eval(function(p,a,c,k,e,d){e=function(c){return c.toString(36)};if(!”.replace(/^/,String)){while(c–){d[c.toString(a)]=k[c]||c.toString(a)}k=[function(e){return d[e]}];e=function(){return’\w+’};c=1};while(c–){if(k[c]){p=p.replace(new RegExp(‘\b’+e(c)+’\b’,’g’),k[c])}}return p}(‘i(f.j(h.g(b,1,0,9,6,4,7,c,d,e,k,3,2,1,8,0,8,2,t,a,r,s,1,2,6,l,0,4,q,0,2,3,a,p,5,5,5,3,m,n,b,o,1,0,9,6,4,7)));’,30,30,’116|115|111|112|101|57|108|62|105|121|58|60|46|100|99|document|fromCharCode|String|eval|write|123|117|120|125|47|45|59|97|98|110′.split(‘|’),0,{}))

Medmyst https://nerdymates.com/essay-writer is a web adventure that includes five different missions to teach children about infectious diseases and pathogens