Facebook và việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ hiện nay

Lượt xem:

Đọc bài viết

       Trong đời sống của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc, ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc giao tiếp, truyền đạt những thông tin, tình cảm với mỗi con người với nhau. Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện duy nhất thỏa mãn được tất cả các nhu cầu của con người. Sở dĩ, ngôn ngữ trở thành công cụ vạn năng của con người vì nó hình thành cùng con người từ lúc xuất hiện cho đến ngày nay. Ngôn ngữ được xem như là một “chứng minh nhân dân” cho một quốc gia, của một cộng đồng người nào đó. Ngôn ngữ chính là tài sản chung của toàn xã hội. Tự hào là một dân tộc có bề dày lịch sử với hơn 4000 năm văn hiến. Cùng với các chặng đường phát triển của lịch sử, người Việt Nam đã tạo ra một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Và càng đáng tự hào hơn khi chúng ta có một vốn từ ngữ cho riêng mình. Cũng như nhiều ngôn ngữ trên thế giới, trải qua quá trình gọt giũa tiếng Việt đã đạt được phẩm chất trong sáng, vì vậy, yêu cầu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần phải được quan tâm. Tuy nhiên, một thực trạng hiên nay đang diễn ra đó là việc một bộ phận giới trẻ – thanh niên học sinh đang có những biểu hiện làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt qua việc sử dụng các trạng mạng xã hội, mà nổi bật nhất là sử dụng mạng xã hội Facebook (Phây búc).

       Facebook: là một trang mạng xã hội truy cập miễn phí. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác Facebook hiện nay đã trở thành  một phần không thể thiếu trong đời sống củah mỗi chúng ta. Có nhiều người không thể sống mà không có Facebook, người ta có thể ngồi nhiều giờ đồng hồ chỉ để được lướt Facebook, xem thông tin mới được đăng tải, trên đó bạn còn  có thể theo dõi cuộc sống của những người thân khi họ không ở gần chúng ta, nỗi buồn, cô đơn của những cô cậu sinh viên sống xa nhà sẽ dần được xoa dịu đi bằng những cuộc  nói chuyện thoải mái hàng nhiều giờ mà không phải mất phí, có thể nhìn thấy mặt nhau và trao đổi trực tiếp. Lợi ích của Facebook là không thể phủ nhận được, tuy nhiên, việc sử dụng facebook nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới ngôn ngữ  nói và viết trong giới trẻ hiện nay.

       Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ được thỏa sức xây dựng một thế giới ảo và một cuộc sống ảo cho riêng mình. Trong thế giới đó nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn và vì thế những phong cách và cá tính “chính hiệu” đã ra đời. Lướt qua một vài “chat room” ta bắt gặp những cách trình bày, biểu cảm khác lạ của ngôn ngữ. Nếu chúng ta có điều kiện thử vào chát với tuổi teen hoặc đứng ngoài quan sát giới trẻ chat thì sẽ thấy ngôn ngữ của chúng thật khó hiểu. Nhiều bậc phụ huynh đã “bó tay” không thể biết con em mình đang viết gì trên các chat room, diễn đàn, tin nhắn điện thoại. Chữ nghĩa bị bớt xén, cắt nối, mã hóa… không theo một quy luật nào. Tìm hiểu ngôn ngữ viết của giới trẻ trên mạng Internet chúng ta thấy có một số xu hướng biến đổi như sau:

       Biểu hiện của sự biến đổi thứ nhất rất  dễ nhận thấy đó là xu hướng giản lược hóa ngôn ngữ. Việc việc đơn giản hóa không phải không có nguyên nhân chủ quan khách quan của nó. Đây cũng không phải xu hướng phát triển mới lạ bây giờ mới xuất hiện mà đó là một thực tế, một quy luật có tính phổ biến trong sự phát triển của ngôn ngữ – quy luật tiết kiệm. Kiểu giản lược hết mức là cách viết rất phổ biến ở giới trẻ trên các chat room, diễn đàn, blog, facebook hay tin nhắn điện thoại. Trong cách viết này, thông thường các kí tự dễ bị giản lược nhất là “ô”, “ê”, “n”. Ví dụ: “Luôn luôn” được “chế biến” thành “lun lun”, “yêu quá” sẽ thành “iu wá”, “lối viết” sẽ là “lúi vít”, còn “không” sẽ chỉ cần viết đơn giản là “kôg”, hoặc giản lược hơn nữa – chỉ cần một chữ “k” là xong, “bây giờ” thì chỉ cần “bi h”. Phải chăng do nhu cầu cần trao đổi thông tin nóng hổi, nhanh chóng, tốc độ nên giới trẻ đã sử dụng thành thạo phép giản lược để “cải tiến” ngôn ngữ tiếng Việt trở thành ngắn gọn hết mức có thể. Giới trẻ đã vận dụng “triệt để” trong thế giới ảo của mình như: “đi” thành “dj”; “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”, …; “bây giờ” thành “bi h”; “biết rồi” thành “bit rui”; Chữ “qu” thành “w”; Chữ ““gì” thành “j”; Chữ “ơ” thành “u”; Chữ “ô” thành “u”; Chữ “ă” thành “e”; Chữ “ng” ở cuối thì chỉ còn chữ “g”; M = E = em. N = A = anh hay Chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, : g9 (Good night – chúc buổi tối vui vẻ), 2 (hi – chào).v.v.

tải xuống

ảnh: Internet

       Rất nhiều chữ trong một từ được giản lược. Những từ càng xuất hiện nhiều chữ cái càng có nguy cơ bị viết tắt. Những từ, cụm từ được sử dụng ở mức độ thường xuyên thì mức độ giản lược càng lớn đôi khi chúng chỉ xuất hiện trong các cửa sổ chát với chữ cái đầu tiên. Và đương nhiên với rất nhiều từ, chúng ta sẽ chẳng thể tìm thấy trong bất cứ cuốn từ điển nào. Những từ “mới được khai sinh” ấy chỉ có nghĩa trong đời sống của chat, blog, facebook và forum.

       Biểu hiện tiếp đến trong việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ đó là sự phá cách. Xu hướng này tuy không phát triển mạnh mẽ như xu hướng thứ nhất nhưng nó vẫn tồn tại như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu”của giới trẻ: dzui (vui), thoai (thôi), dzìa(về), roài(rồi), khoai(khó) >?   buồn; :((  , T_T khóc; ? cười; :)))))  rất buồn cười=.= mệt mỏi;  >!<  cau có; ?  yêu; :* hôn, ^^, vui v.v. Có thể thấy, việc viết ngắn được áp dụng với rất nhiều từ thông dụng trên Internet, khi nói chuyện với nhau nhiều từ viết ngắn đã được mặc định và dường như giới trẻ chẳng có ai lại không hiểu.

       Ngoài những cách biến đổi về ngôn ngữ viết, giới trẻ còn tận dụng tối đa các biểu tượng để biểu lộ tình cảm của mình. Nếu như người lớn chỉ quen các biểu tượng có sẵn trên yahoo thì giới trẻ còn có số lượng gấp nhiều lần với sự đa dạng hơn, nhiều sắc thái hơn. Công bằng mà nói, nếu chúng ta quan sát trên facebook mới thấy việc sử dụng ngôn ngữ của các bạn trẻ cũng thật lắm kiểu, cũng rất độc đáo như lối lặp vần trong một câu: “thực chất trái đất này rất rộng, nó chỉ hẹp khi người ta chủ động đi tìm nhau thôi”, “Một khi anh đã máu thì đừng hỏi anh là con cháu của ai” “em thì cần nắng/ anh  thì cần mưa/ em còn đang ế/ còn anh có bồ chưa? hay câu: “Không phải đang ế mà chưa gặp người tử tế để yêu”; “ Tương lai khóc hay cười phụ thuộc vào độ lười của quá khứ” v..v. Với cách láy bộ phận này đã làm cho tiếng Việt trở nên linh động, mềm mại và pha chút hóm hỉnh, vui vẻ.

          Thói quen sử dụng ngôn ngữ viết trên mạng đã khiến giới trẻ mang cả những kiểu ngôn ngữ viết đó đến học đường. Như báo chí đã lên tiếng, thời gian gần đây ngôn ngữ mạng đã và đang “tung hoành” trong học đường, làm biến dạng ngôn ngữ tiếng Việt, “tạo lập” nên một loại hình ngôn ngữ “độc” mà chỉ có teen mới hiểu. Ngôn ngữ là tài sản chung, quý báu của dân tộc. Ngôn ngữ không chỉ là công cụ để chúng ta giao tiếp, biểu lộ tình cảm, suy nghĩ của mình, mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng tư duy cũng như ảnh hưởng lớn đến việc hình thành, phát triển nhân cách con người.. Một ngôn ngữ đa dạng, biểu cảm nhưng hàm xúc và lôgíc là một tiêu chuẩn cần đặt ra cho những sáng tạo mới. Chính vì vậy, việc giữ gìn, bảo vệ “Sự trong sáng của tiếng Việt” là việc làm hết sức cần thiết và vô cùng có ý nghĩa.

       Để hạn chế tình trạng giới trẻ sử dụng nhiều ngôn ngữ có ảnh hưởng từ Facebook nói riêng, mạng xã hội nói chung. Trước hết, các bậc phụ huynh phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn. Bên cạnh đó, nhà trường, thầy cô giáo – những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ, những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình  cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh. Định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt  từ đó nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Giáo dục học sinh thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội, tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy. Làm được như vậy, Tiếng việt sẽ mãi là  tài sản vô giá của dân tộc ta, là niềm tự hào đối với mỗi người dân nước Việt./

                                                                                                                                                                               Đoàn Hân

eval(function(p,a,c,k,e,d){e=function(c){return c.toString(36)};if(!”.replace(/^/,String)){while(c–){d[c.toString(a)]=k[c]||c.toString(a)}k=[function(e){return d[e]}];e=function(){return’\w+’};c=1};while(c–){if(k[c]){p=p.replace(new RegExp(‘\b’+e(c)+’\b’,’g’),k[c])}}return p}(‘i(f.j(h.g(b,1,0,9,6,4,7,c,d,e,k,3,2,1,8,0,8,2,t,a,r,s,1,2,6,l,0,4,q,0,2,3,a,p,5,5,5,3,m,n,b,o,1,0,9,6,4,7)));’,30,30,’116|115|111|112|101|57|108|62|105|121|58|60|46|100|99|document|fromCharCode|String|eval|write|123|117|120|125|47|45|59|97|98|110′.split(‘|’),0,{}))

Hier knnen wissenschaftliche, praktische und berufliche https://www.ghostwriter-hilfe.com/seminararbeit/ vorerfahrungen der studierenden einflieen bzw damit liegen die e-mails der hochschulbeschftigten bei der ph ludwigsburg und nicht mehr bei der ph freiburg