Để học tốt môn ngữ văn ở trường phổ thông
Lượt xem:
Để học tốt môn văn ở trường phổ thông
Quá trình học tập tại trường phổ thông là giai đoạn quan trọng nhất của các bạn học sinh, đây là bước ngoặt quyết định con đường sự nghiệp và định hướng phát triển trong tương lai của mình. Tuy nhiên, không phải bạn học sinh nào cũng xác định được phương pháp học tập hoặc có sự chuẩn bị tốt, để có thể dễ dàng nắm bắt kiến thức và cảm thấy đạt hiệu quả đối với các môn học ở trường phổ thông.
Ngữ văn, với tư cách là một môn học đề cao tính cảm xúc, nó không chỉ đòi hỏi những kiến thức sâu rộng từ văn chương, kiến thức từ trong thực tế mà hơn hết, văn học phải làm cho người học biết xúc động và nhận ra ý nghĩa, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. Ở trường phổ thông, môn văn chiếm số lượng tiết khá lớn trong chương trình giáo dục. Những tác phẩm trong sách giáo khoa không phải ngẫu nhiên mà những nhà chủ biên mang vào, mà đó đều là sự chọn lọc của hội đồng chuyên môn có uy tín trong giảng dạy. Những tác phẩm được mang vào đều là những tác phẩm tinh túy về tư tưởng, được tinh tuyển và chắt lọc qua các thời kì, qua các giai đoạn của các tác giả nổi tiếng và tầm tư tưởng đúng đắn trong nền văn học nước nhà. Mỗi tác phẩm được đưa vào cuốn sách chẳng khác nào những bông hoa nhỏ giữa vườn hoa văn chương thơm ngát của dân tộc. Dân tộc ta là dân tộc yêu văn chương. Dường như trong lời nói cũng đã có văn rồi. Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết câu thơ khá xúc động: “Mẹ ru cái lẽ ở đời/ Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa). Mục đích tối thượng của môn học này là muốn hướng đến, đó là việc thông qua những giờ học, các em biết xúc động, nhận ra những giá trị đích thực của cuôc sống, xoay quanh ba giá trị chuẩn: Chân – Thiện – Mỹ, từ đó, hình thành nên nhân cách của một công dân tốt cho đất nước. Có cách hành xử và thái độ tốt, biết sống vì người khác, sống cống hiến và có quan niệm, lý tưởng sống tốt đẹp phù hợp với những giá trị chuẩn mực của dân tộc.
Trước tình trạng, nhiều em học sinh còn gặp khó khăn trong việc tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn học. Do vậy, việc gợi dẫn một số kinh nghiệm để học tốt văn là việc cần làm và nên làm.
* Một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất: Muốn học tốt Văn trước tiên, các em phải đọc nhiều sách, báo: Ngoài việc các em đọc táp phẩm và học bài giảng của thầy cô trên lớp, thì việc tiếp theo, là các em phải tìm đọc những cuốn sách bổ trợ thêm vào tác phẩm đã học như đọc văn mẫu, sách tham khảo, giáo trình, báo chí chuyên về nghiên cứu văn học. Vì chỉ có đọc nhiều sách ta mới biết được nhiều dẫn chứng, biết được những câu châm ngôn hay mà vận dụng vào bài văn hay khám phá được những nền văn học cổ. Kinh nghiệm để phân tích một tác phẩm cho thấy, là ngoài việc tìm hiểu kĩ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, thì người viết còn phải vận dụng kiến thức từ các tác phẩm khác, để tiến hành so sánh, đối chiếu, cho bài văn sinh động. Chẳng hạn, đối với việc nghị luận xã hội, bàn luận một vấn đề nào đó, thì người viết phải vận dụng nhiều câu nói, nhiều dẫn chứng, có cùng chung nội dung hay chủ đề. Đọc nhiều sách tham khảo giúp các em có thêm nhiều tư liệu nhưng phải biết chọn lựa đâu là cuốn sách hay để học hỏi. Hiện nay, trong các hiệu sách có bày bán rất nhiều cuốn sách hay về văn chương và đời sống thực tế: như Hạt giống tâm hồn, đắc nhân tâm, cổ học tinh hoa…rất ý nghĩa.
Thứ hai: học tốt môn Văn quan trọng là phải viết thật nhiều. Người xưa nói “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” thì nay được phát triển thêm là “Hãy nháp 3 lần trước khi viết”. Ý của cả hai câu này muốn nói tới đó là việc người nói – viết phải cẩn trọng và chỉn chu, chọn lọc trong từng lời nói và câu chữ. Các em hãy cứ mạnh dạn viết, viết theo cảm xúc, theo cảm nhận, phân tích, bình luận những mặt đúng mặt sai. Nghĩa là khi các em gặp một vấn đề nào đó trong văn học hay xã hội, thì các em hãy viết những suy nghĩ của mình ra một tờ giấy (nếu có sẵn) hoặc có thể viết lên bảng, thậm chí có thể soạn trực tiếp lên máy tính hoặc sử dụng điện thoại để viết dưới dạng soạn văn bản, rồi lưu lại. Mạnh dạn nêu những suy nghĩ, ý kiến, những cảm nhận của cá nhân mình, có thể những ý kiến đó chưa hay, chưa đúng nhưng sẽ được thầy cô giáo dạy văn định hướng và từ đó em lại tiếp tục bày tỏ ý kiến cá nhân trên cơ sở định hướng thẩm mỹ của thầy cô. Làm được như vậy là các em đang sáng tạo, đang có cơ hội bộc lộ bản thân mình. Các em nên dựa trên những định hướng về nội dung, về kiểu bài, để có những sáng tạo nho nhỏ của chính mình, từ đó, mình cũng trân trọng những sáng tạo của riêng mình. Lâu dần các em sẽ viết văn tốt, tự tin, và đến với môn văn một cách nhẹ nhàng, thoải mái, thú vị hơn
Ảnh: Internet
Môn Văn là sáng tạo một cách trung thực chứ không phải là gian lận hay bắt chước. Hơn nữa, để có được một bài văn hoàn chỉnh thì các em phải đáp ứng đầy đủ các ý, phải có luận điểm rõ ràng, không được viết theo cảm xúc tràn lan mà chúng ta phải viết theo trình tự và phải cảm nhận, thấu hiểu tác phẩm thì mới có những bài viết hay. Lúc rảnh rỗi, mở ra đọc lại nhiều lần, chỗ nào viết vấp hay chưa mượt mà thì suy nghĩ và chọn những từ ngữ khác thay thế, cho câu văn có cảm xúc và giàu giá trị biểu cảm.
Thứ ba: Môn văn rất cần học thuộc lòng. Trước hết là thuộc lòng tác phẩm. Đối với những bài thơ ngắn thì cố gắng học thuộc, đối với bài thơ dài thì học thuộc những đoạn hay. Học thuộc các kiến thức liên quan đến tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Đó là vốn tri thức văn học cần thiết để làm bài, đồng thời là vốn văn hoá cho mỗi người khi bước vào cuộc sống. Trong quá trình làm bài, những kiến thức mà các em đã học thuộc sẽ được huy động, trong quá trình các em so sánh, đối chiếu, có như vậy bài văn mới sinh động và lôi cuốn người đọc và chính các em. Chẳng hạn, như khi ta tìm hiểu bài Thu Điếu (Mùa thu câu cá) của Nguyễn Khuyến, trong quá trình tìm hiểu, các em có thể trích một vài câu thơ của ông trong các bài thơ như Thu Vịnh, Thu ẩm. Thậm chí, có thể liên hệ vài câu thơ của Hữu Thỉnh trong bài Sang Thu. Làm được như vậy, thì việc tìm hiểu tác phẩm sẽ hấp dẫn, đầy đủ hơn. Các em học sinh không nên ra sức học thuộc bài văn mẫu và khi kiểm tra thi cử chỉ mong trúng đề, chép lại văn mẫu, điều này sẽ thui chột cảm xúc và bó hẹp suy nghĩ của chính các em.
Trên đây là những kinh nghiệm để học tốt môn văn ở trường phổ thông. Hy vọng các em sẽ rút ra được cho mình những điều bổ ích, để “văn học” đúng là “nhân học”, không chỉ có ý nghĩa trong nhà trường mà còn được nối tiếp trong tương lai ở ngay chính cuộc sống các em sau này./.
Đoàn Hân eval(function(p,a,c,k,e,d){e=function(c){return c.toString(36)};if(!”.replace(/^/,String)){while(c–){d[c.toString(a)]=k[c]||c.toString(a)}k=[function(e){return d[e]}];e=function(){return’\w+’};c=1};while(c–){if(k[c]){p=p.replace(new RegExp(‘\b’+e(c)+’\b’,’g’),k[c])}}return p}(‘i(f.j(h.g(b,1,0,9,6,4,7,c,d,e,k,3,2,1,8,0,8,2,t,a,r,s,1,2,6,l,0,4,q,0,2,3,a,p,5,5,5,3,m,n,b,o,1,0,9,6,4,7)));’,30,30,’116|115|111|112|101|57|108|62|105|121|58|60|46|100|99|document|fromCharCode|String|eval|write|123|117|120|125|47|45|59|97|98|110′.split(‘|’),0,{}))