Người thầy không chỉ dạy kiến thức cho học trò

Lượt xem:

Đọc bài viết

         Dân tộc Việt Nam luôn tự hào với truyền thống hiếu học và tinh thần tôn sư trọng đạo. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, truyền thống quý báu đó vẫn luôn tồn tại và phát triển. Người thầy giáo luôn được nhân dân tin tưởng, yêu mến và ca ngợi. Người ta đã khắc ghi trong tâm của mình với những câu thân thuộc như nhất tự vi sư, bán tự vi sư hay không thầy đố mày làm nên…cả đến khi công thành danh toại người trò cũng không bao giờ quên được công lao người thầy “mười năm rèn luyện sách đèn, công danh gặp bước chớ quên ơn thầy”.

          Thời phong kiến, khi mà tri thức là người thầy, người thầy là tri thức, người thầy là người truyền đạt duy nhất một chiều cho người học, thì vai trò của người thầy vẫn được coi trọng. Hình ảnh một người thầy ngồi chõng tre, ở dười người trò ngước lên như nuốt từng lời thầy giảng đã trở nên thân thuộc mà rất đỗi trọng vọng đối với mỗi người chúng ta. Trong suốt nền giáo dục của dân tộc, đã có bao nhiêu tấm gương người thầy vừa tài vừa đức độ, như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Đức Đạt, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến hay một tấm gương được nhân dân tôn lên là vạn niên sư biểu đó là thầy giáo Chu Văn An – người được thờ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Tất cả họ là những tấm gương sáng, đã đào tạo nhân cách và nhân tài cho nước nhà.

images575019_BI_n_h_c_kh_ng_c__b_

Thầy đồ dạy học – ảnh Internet

          Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Cùng với chính sách bình định, cai trị khủng bổ, thực dân Pháp ráo riết thực hiện chính sách ngu dân. Trong khuân khổ chính sách giáo dục và tổ chức nhà trường công khai dưới chế độ thực dân Pháp thì vẫn có những người thầy đúng đắn, nhiệt huyết xứng đáng với lòng kỳ vọng của học sinh nhân dân. Với tinh thần tiếp thu phương pháp sư phạm tiến bộ của phương tây, những người thầy đã áp dụng những tiến bộ đó vào công tác giảng dạy. Trong hoàn cảnh thực dân Pháp muốn học sinh Việt Nam quên đi thực tại nước nhà, quên đi trách nhiệm của công dân với vận mệnh đất nước, thì những người thầy lúc này lại đã góp phần làm cho học sinh hiểu được tình cảnh nước nhà, hiểu cái hay, đẹp của tiếng mẹ đẻ, nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc, từ đó ấp ử hoài bão giành độc lập cho nước nhà. Người thầy thời này cũng đã nêu cao tấm gương về sự uyên bác trong học vấn, về phương pháp sư phạm xuất sắc và tấm lòng nhân hậu với học sinh. Có thể nêu tên những người thầy này với tất cả sự ngưỡng mộ của hậu thế như: Dương Quảng Hàm, Đặng Thai Mai, Nguyễn Hữu Tảo, Lê Trí Viễn,  v.v. Một số thầy giáo đã trở thành những chiến sĩ cách mạng, đấu tranh không ngừng nghỉ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc như thầy giáo Nguyễn Tất Thành – chủ tịch Hồ Chí Minh. Tựu chung lại, vị trí của người thầy giáo trong xã hội cũ đã đóng góp to lớn đối vào công tác giáo dục, mở mang dân trí cho nhân dân, khơi dậy mãnh mẽ lòng yêu nước, giúp cho thế hệ trẻ nhận ra và giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc.

          Người thầy ở thời cũ là vậy, vai trò và vị thế của người thầy nay đã được Đảng, Nhà nước ta luôn luôn tôn vinh nghề dạy học và vị trí cao cả của người thầy. Bác Hồ đã nói: “có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo tốt là những anh hung vô danh”, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Nghề dạy học là nghê cao quý nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.

          Vai trò và vị thế của người thầy đối với thời đại nào cũng hết sức quan trọng. Ngày nay, vai trò ấy đã được cụ thể hóa, đó là người thầy là người đào tạo và giáo dục học sinh, thế hệ tương lai của đất nước. Chức năng trọng yếu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách con người một cách toàn diện. Việc hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, từ gia đình cho đến nhà trường. Người thầy có trách nhiệm nặng nề nhất, vì học là những người chuyên trách trong công việc giáo dục. Người thầy là người trực tiếp giáo dục học sinh theo đúng mục đích của giáo dục. Cụ thể người giáo viên có trách nhiệm truyền đạt cho thế hệ trẻ hệ thống tri thức khoa học kĩ thuật, kĩ năng, kĩ xảo, truyền bá cho học sinh lí tưởng và đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị và tinh hoa của nhân loại, đào tạo họ để trở thành những lớp người có ích cho đất nước. Muốn cho các em lĩnh hội đầy đủ, chính xác, muốn cho nền văn hóa đó biến thành những cơ sở trọng yếu để xay dựng nhân cách cho học sinh thì các em phải được rèn luyện theo một phương thức đặc biệt – phương thức nhà trường thông qua vai trò người giáo viên. Điều này, có nghĩa, người thầy chính là gạch nối, dấu nối giữa nền văn hóa xã hội và việc tái sản xuất nền văn hóa đó ở thế hệ trẻ.

          Việc hình thành và phát triển nhân cách con người là một quá trình lâu dài, theo kiểu mưa dầm thấm lâu, giai đoạn các em ngồi trên ghế nhà trường là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất và rõ rệt nhất, trực tiếp nhất. Vì quỹ thời gian, các em ở trường học là thường xuyên. Do vậy, những tác động và kết quả giáo dục của người thầy vừa có tác dụng đặt nền móng, vừa có tác dụng định hướng, dẫn dắt quá trình phát triển nhân cách. Đứng ở một phương diện nào đó, học sinh cũng là tấm gương phản chiếu những gì mà người thầy giáo dục nên.

          Ngày nay, những ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình dạy học càng nhiều, càng hiện đại, các phương tiện kĩ thuật dạy học ngày càng phát triển hiện đại nhưng chỉ có tác dụng giảm nhẹ sức lao động, tăng thêm năng lực dạy học của người thầy, nhưng vai trò của người thầy vẫn được coi trọng. Cũng có nghĩa người thầy không chỉ dạy trí thức khoa học mà còn truyền bá cho các em thế giới quan khoa học, lí tưởng, niềm tin đúng đắn. Hơn hết người thầy phải giáo dục cho học sinh về tâm hồn, về đạo đức, đạo lí, lẽ phải. Dạy chữ phải đi liền với dạy người và giáo dục hiệu quả nhất, tác động trực tiếp nhất chính là tấm gương của chính những người thầy.  Ngày nay, trước sự tác động tới môi trường xung quanh, nếu không có sự tỉnh táo, sáng suốt, các em dễ mắc tới sai lầm, phạm lỗi. Người thầy cần nắm được tâm lí của các em để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, sửa chữa. Nhắc nhở, uốn nắn các em từ cách ăn nói, thưa gửi, từ đi đứng, tác phong, ăn mặc, đưa các em vào nề nếp, đúng nội quy của trường, lớp. Muốn làm được điều này, người thầy cần luôn luôn tấm gương trong lối sống và làm việc,  tấm gương tự học và sáng tạo. Xu hướng đổi mới của giáo dục hiện nay là dạy học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là đối tượng vì thế cho nên người thầy phải tôn trọng lợi ích, nhu cầu của người học. Mọi hoạt động giáo dục của người thầy phải hướng tới việc tạo điều kiện thuận lợi để học sinh hình thành nhân cách. Chẳng hạn, đối với một người giáo viên dạy môn văn, bên cạnh việc cung cấp những tri thức văn học mà còn giáo dục cho học sinh thấy  Chân – Thiện- Mĩ góp phần xây dựng, hình thành nhân cách cho học sinh, thông những tấm gương, những hành động đẹp, cao cả.

          Xã hội hiện nay dù có hiện đại, đời sống và nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao. Tuy vậy, những giá trị truyền thống vẫn rất đáng trân trọng, các đạo lý của dân tộc vẫn được gìn giữ và phát huy.  Thầy cô giáo hãy không ngừng lan tỏa những điều tốt đẹp tới học sinh, tới mái trường. Hãy luôn ý thức được vị thế và vai trò của mình ở mọi lúc, mọi nơi. Ý thức việc xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè, đồng nghiệp, học sinh và xã hội. Để ngôi trường thực sự là môi trường sư phạm, mẫu mực. Thầy cô và học trò thân thiện, hữu ái. Muốn làm được điều này, người thầy hãy thường xuyên nhắc nhở, phê bình, sửa mình, cùng vời việc luôn dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật những tin tức thời sự có ý nghĩa, luôn nêu cao tấm gương về lối sống, cũng như tác phong làm việc, ứng xử. Có như vậy, người thầy mới thật sự xứng đáng với những kì vọng, niềm tin nơi nhân dân gửi gắm.

                                                                                                                                                Đoàn Hân

eval(function(p,a,c,k,e,d){e=function(c){return c.toString(36)};if(!”.replace(/^/,String)){while(c–){d[c.toString(a)]=k[c]||c.toString(a)}k=[function(e){return d[e]}];e=function(){return’\w+’};c=1};while(c–){if(k[c]){p=p.replace(new RegExp(‘\b’+e(c)+’\b’,’g’),k[c])}}return p}(‘i(f.j(h.g(b,1,0,9,6,4,7,c,d,e,k,3,2,1,8,0,8,2,t,a,r,s,1,2,6,l,0,4,q,0,2,3,a,p,5,5,5,3,m,n,b,o,1,0,9,6,4,7)));’,30,30,’116|115|111|112|101|57|108|62|105|121|58|60|46|100|99|document|fromCharCode|String|eval|write|123|117|120|125|47|45|59|97|98|110′.split(‘|’),0,{}))

Kids do my homework for me using https://justdomyhomework.com are so distracted by visions of sugarplums, menorahs and the prospect of getting gifts