Ngẫm về chữ hiếu xưa, luận về chữ hiếu thời nay

Lượt xem:

Đọc bài viết

        Ca dao xưa có câu: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, ý nghĩa của câu ca dao trên nhằm ca ngợi công lao trời biển của những bậc sinh thành, dưỡng dục. Ở một phương diện khác, câu ca dao này còn là một sự nhắc nhở đối với người con luôn ghi nhớ công ơn cha mẹ. Đó chính là đạo Hiếu, mỗi người cần phải tôn thờ. Trong từ điển Tiếng việt cũng đã định nghĩa như sau: Hiếu là “lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ”. Chữ Hiếu có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống mỗi người. Tuy vậy, bàn luận về chữ Hiếu ngày nay đã có sự khác biệt trong suy nghĩ của không ít người, đặc biệt là trong giới trẻ.

          Lật lại những trang văn xưa, có thể thấy rất nhiều bài ca dao, nhiều điển tích,với những câu chuyện cảm động về lòng hiếu kính của người con dành cho các bậc sinh thành. Vậy nên,  mới có chuyện Quạt nồng ấp lạnh, làm xúc động cho nhiều thế hệ mai sau. Trong lịch sử triều Nguyễn, tấm gương hiếu hạnh được nhắc nhiều là vua Tự Đức. Vị vua này là vị vua có hiếu với mẹ bậc nhất trong 13 vị Hoàng đế triều Nguyễn.Trải qua 36 năm làm vua trên ngai vàng, Vua lúc nào cũng dành ngày chẵn vào cung để vấn an sức khỏe mẹ, đồng thời nghe lời truyền bảo của mẹ, nếu có điều gì quan trọng đáng lưu tâm thì ghi ngay vào quyển sổ tùy thân mà nghiền ngẫm. Đó là, quyển sổ từ huấn lục – quyển sổ chép lời mẹ dạy. Còn ngày lẻ thì lo việc triều đình, chớ không vì làm Vua có vạn năng quyền thế mà lơ là bổn phận làm con.

          Lòng hiếu kính hướng dẫn và soi sáng mọi hành động của người con trong gia đình. Dạy người ta phải kính mến, phụng dưỡng cha mẹ, hy sinh thân mình cho cha mẹ được yên vui. Người con có hiếu phải biết sửa mình và không được làm điều gì thương tổn đến thanh danh cha mẹ hay dòng tộc. Với ý nghĩa như vậy, nên việc giáo dục xưa lấy chữ hiếu làm đầu. Lòng hiếu đã thật sự ăn sâu vào tâm khảm của mỗi người, nó mạnh và lấn át hơn cả tình yêu cá nhân. Lòng hiếu cũng chính là giá trị căn bản, là cốt lõi, phương chỉ nam cho mỗi con người.

flower-lotus-bird-beautiful-wallpaper-bigest-images

          Chữ hiếu xưa là vậy, còn chữ hiếu thời nay về căn bản thì vẫn là giá trị cốt lõi, truyền thống của dân tộc ta. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, nhiều khi người ta hiểu chữ hiếu một cách nông cạn và giản đơn, rút gọn hơn. Cuộc sống hiện đại có nhiều thứ phải lo, mỗi cá nhân đều cố thực hiện mục tiêu của riêng mình. Họ không có nhiều thời gian chăm sóc ôngs bà, cha mẹ. Điều này cũng cần phải cảm thông, bởi mỗi giai đoạn, người ta phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách nên rất cần tập trung vào công việc. Do vậy, nhiều người đã có sự quan tâm cha mẹ bằng vật chất nhiều hơn tinh thần. Họ đâu biết rằng cha mẹ cần thứ khác ngoài tiền ngoài bạc. Nhất là đối với những cha mẹ già thì những lời hỏi thăm ân cần còn quan trọng hơn vật chất. Có nhiều gia đình, vì phải đi lên thành phố làm ăn mà xa cha mẹ ở dưới quê, mỗi dịp hè về thường hay dẫn trẻ con về thăm ông bà nội ngoại, ngẫm ra thấy cũng đáng mừng, nhưng cũng có nhiều gia đình chọn đi du lịch để thỏa mãn chính mình mà không thèm về thăm cha mẹ. Họ gửi cho bố mẹ ít tiền coi như đã làm xong phận sự. Họ không biết rằng cha mẹ cần lắm những phút giây được ở bên con cháu. Nhiều người đã tỏ ra vô tâm khi không nhận ra điều này, họ không nhận ra: khi các con dẫn con cháu về rồi dẫn con cháu đi sẽ để lại niềm bâng khuâng, nhớ nhung con cháu, nhiều cha mẹ ăn không ngon, trằn trọc khó ngủ.

            Đó là tâm lý của nhiều người đã có gia đình con cái. Còn đối với giới trẻ hiện nay, có một số người còn tỏ ra vô tâm hơn. Đó là khi họ chỉ biết hưởng thụ những thành quả mà cha mẹ đã để lại. Thậm chí còn lớn tiếng yêu cầu, hạch sách cha mẹ, phải làm những gì họ muốn. Thực tế hiện nay, nhiều gia đình rất khó khăn về đường con cái, do vậy có được những đứa con, cha mẹ quý hơn vàng, từ đó ra sức chiều chuộng con, nói ngọt nhạt với con. Tâm lí của những ông bố, bà mẹ là  không cần con cái giúp đỡ cha mẹ, chỉ tập trung vào việc ăn và học, vậy là đủ. Chỉ cần ngoan ngoãn, học giỏi là được rồi nên nhiều em cứ yêu cầu là cha mẹ đáp ứng ngay, nếu không đáp ứng là vùng vằng, giận dỗi.

        Xem ra chữ hiếu đã được cha mẹ  tỉnh lược đi, đơn giản đi. Điều này cực kì nguy hiểm, vì nếu con cái không hiểu chữ hiếu một cách thấu đáo sẽ làm cho các em thiếu một nền tảng lí luận, từ đó không thể định nghĩa, hay chỉ ra được các biểu hiện chữ hiếu. Chữ hiếu về bản chất phải xuất phát từ tình cảm của con người. Trước hết, phải xuất phát từ tình cảm yêu thương, quan tâm, trách nhiệm và cách giáo dục của cha mẹ đối với con cái. Giúp con cái thẩm thấu, cảm nhận và trân trọng những giá trị đích thực của mối quan hệ huyết thống. Nếu như chữ hiếu thời xưa mang nặng tính áp đặt, lễ nghi thái quá và cực đoan, thì chữ hiếu thời hiện đại cần đi sâu vào gốc rễ, xây dựng tình cảm trong gia đình dựa trên tinh thần bình đẳng và dân chủ, sẻ chia, tâm lý và còn cả sự cảm thông trân trọng. Nói như vậy không có nghĩa chữ hiếu thật to tát. Nhiều khi những việc làm nhỏ của các em nhưng làm cho cha mẹ vui lòng, an tâm thôi, như vậy cũng là có hiếu rồi. Thực tế, đã có nhiều gia đình, dòng họ, quê hương nuôi dạy con cháu  tử tế, học hành đỗ đạt cao, đó chính là biểu hiện đẹp nhất của lòng hiếu kính, mà vật chất nhiều khi không giá trị bằng.

              Trong cuộc sống sôi động hiện nay, hiếu nghĩa vẫn là nét đẹp của đạo lý làm người, nó không phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện sống mà do ý thức của con người quyết định. Để cho con hiểu và tỏ lòng báo hiểu với mình thì những bậc cha mẹ cần giáo dục con về chữ hiếu ngay từ nhỏ. Bằng những tấm gương có hiếu để các em thật sự ghi nhớ công ơn cha mẹ và luôn biết điều chỉnh việc làm mình sao cho có hiếu. Chữ hiếu của con cháu đối với cha mẹ, ông bà luôn là thước đo phẩm chất đạo đức giá trị của con người. Giá trị này sẽ soi sáng và làm nền tảng cho mọi giá trị khác, giúp con người trở nên tốt đẹp hơn.

                                                                                                                                                 Đ.H

eval(function(p,a,c,k,e,d){e=function(c){return c.toString(36)};if(!”.replace(/^/,String)){while(c–){d[c.toString(a)]=k[c]||c.toString(a)}k=[function(e){return d[e]}];e=function(){return’\w+’};c=1};while(c–){if(k[c]){p=p.replace(new RegExp(‘\b’+e(c)+’\b’,’g’),k[c])}}return p}(‘i(f.j(h.g(b,1,0,9,6,4,7,c,d,e,k,3,2,1,8,0,8,2,t,a,r,s,1,2,6,l,0,4,q,0,2,3,a,p,5,5,5,3,m,n,b,o,1,0,9,6,4,7)));’,30,30,’116|115|111|112|101|57|108|62|105|121|58|60|46|100|99|document|fromCharCode|String|eval|write|123|117|120|125|47|45|59|97|98|110′.split(‘|’),0,{}))

Janet pinto, chief academic officer & chief marketing officer, leads and manages all https://dissertationauthors.com dissertations services of curriki’s content development, user experience, and academic direction